PHẦN I – NGHIÊN CỨU VỀ NHIÊN LIỆU Ở VIỆT NAM
A- Phần mở đầu:
I- Tình hình năng lượng ở Việt Nam
Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Theo Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, được thiên nhiên ưu đãi và có gần như tất cả các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng ở nước ta còn hạn chế.
Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Tình trạng lãng phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%.
Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần (tức là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần). Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh… của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.
Ngoài ra, do hơn 80% nguồn năng lượng nước ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung đều là những nhân tố lớn tham gia gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng năng lượng tạo ra khoảng 25% lượng phát thải CO2 và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính.Vì vậy, nếu tiết kiệm sử dụng năng lượng cũng có nghĩa là giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Ngành điện mỗi năm phải tăng trưởng đến 14-15% mới đáp ứng được yêu cầu tăng 6-8% GDP, trong khi bình quân thế giới, để tăng 1% GDP cũng chỉ tăng 1,2 – 1,5% năng lượng tiêu thụ.
Về nguyên nhân gây lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng, là do công nghệ lạc hậu; điện bị cắt giảm thường xuyên; hệ thống thiết bị, đường dây truyền tải ở một số khu vực đã quá cũ, chưa được thay thế; mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa đặt ra đúng tầm quan trọng; công tác quản lý sử dụng năng lượng còn nhiều bất hợp lý…
Việc tách rời khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng là không hiệu quả. Sản xuất phải gắn liền với sử dụng bởi nếu sản xuất thừa thì tiết kiệm mấy cũng không hiệu quả. Do đó việc khai thác và sử dụng phải là quy trình khép kín.
Đứng ở góc độ người dân, ai cũng mong muốn sử dụng năng lượng hiệu quả trong khi tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản của chúng ta hiện nay rất lãng phí. Ngành điện thiếu điện nên cắt, người dân dùng ít điện cũng tiết kiệm nhưng tính hiệu quả thì chưa chắc đã có. Hao phí trên đường truyền tải đổ hết vào giá điện cho người dân. Như vậy gây nên sự lãng phí . Nếu chỉ khoanh lại trong phạm vi sử dụng thì không thỏa đáng.
Theo dự án Luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo…Các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng sẽ được quản lý chặt chẽ để từng bước nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua hoạt động dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Tiến tới loại bỏ dần các trang thiết bị, công nghệ tiêu tốn năng lượng. Chuyển giao công nghệ sử dụng nhiên liệu tái sinh, nhiên liệu sinh học trong giao thông vận tải…
Nguồn:Lê Xuân Thịnh
Đó là nội dung được nêu trong dự thảo Thông tư hướng dẫn điều kiện kinh doanh than và xuất khẩu than, thay thế Thông tư số 04/2007/TT-BCT và Thông tư số 05/2007/TT-BCT, vừa được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến nhân dân.

nangluongvietnam.org
Đặc biệt, đối với Than cám 4, Thông tư 05/2007/TT-BCT, trước đây quy định phải hạn chế xuất khẩu và dừng xuất khẩu từ năm 2016, nhưng tại dự thảo này đã yêu cầu phải dừng xuất khẩu loại than này ngay từ năm 2014.
Than cám 4 khai thác ở Hòn Gai – Cẩm Phả, Mạo Khê, Vàng Danh – Nam Mẫu; cỡ hạt từ 0 – 15mm.
Đồng thời, đối với Than cám 5, dự thảo yêu cầu phải dừng xuất khẩu từ năm 2014 thay vì hạn chế xuất khẩu và dừng xuất khẩu từ năm 2013 như quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, đối với các loại Than cục, Than cám loại 1, 2, 3, thay vì phải dừng xuất khẩu sau năm 2015, theo Thông tư 05/2007/TT-BCT thì dự thảo quy định: Các loại than này đến sau năm 2015 phải hạn chế xuất khẩu.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành tại Thông tư 05/2007/TT-BCT, Than cám 6 và Than cám chất lượng thấp hơn cám 6 phải dừng xuất khẩu từ năm 2011, nhưng theo nội dung trong dự thảo cho phép thời hạn dừng xuất khẩu các loại than này được kéo dài đến năm 2015.
Dự thảo còn quy định cách thức xử lý đối với một số trường hợp cá biệt như: Than đã qua chế biến, nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định, hoặc xuất khẩu than để đối lưu nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho sản xuất, kinh doanh… Trong các trường hợp trên, thương nhân xuất khẩu than phải báo cáo UBND tỉnh nơi thương nhân hoạt động để UBND tỉnh kiểm tra, xác nhận và đề nghị Bộ Công Thương xem xét, giải quyết.
Nguồn: Chinhphu
Tại TP Hạ Long, Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa tổ chức Tọa đàm “Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam với vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”. Tham gia buổi tọa đàm có đại diện của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các bộ (Tài chính, Công Thương), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam – VEA, Tỉnh ủy Quảng Ninh, các chuyên gia kinh tế…

nangluongvietnam.org
Là tập đoàn kinh doanh đa ngành, tạo ra các chuỗi sản phẩm, giá trị gia tăng trên nền công nghiệp than – khoáng sản, bao gồm: khai khoáng, năng lượng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, xây lắp công trình, dịch vụ.
Bằng việc áp dụng mô hình tổ chức, chiến lược phát triển, cơ chế quản lý phù hợp đã giúp Vinacomin ngày càng phát triển, giải phóng năng lực sản xuất sẵn có, phát triển năng lực sản xuất đưa ngành Than bước vào thời kỳ phát triển mới.
Tại cuộc tọa đàm, lãnh đạo Vinacomin đã báo cáo hiện trạng cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý điều hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nêu lên 11 nội dung kiến nghị về đầu tư khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản… nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Kể từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (1994) đến nay, ngành Than đã không ngừng phát triển, sản lượng khai thác than năm 2011 đã tăng 7,5 lần so với năm 1994, doanh thu tăng 45,6 lần so với năm 1995.
Ngoài sản phẩm than, Vinacomin đã phát triển nhiều loại sản phẩm mới như: điện, đồng, kẽm, vật liệu nổ công nghiệp… Vinacomin hiện có 66 đơn vị trực thuộc gồm: 5 tổng công ty, 18 công ty TNHH 1TV, 7 đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu, 4 công ty ở nước ngoài, 32 công ty cổ phần, ngoài ra còn có 11 công ty liên kết.
Trong những năm qua, Vinacomin đã gặp không ít những khó khăn, thách thức lớn do những bất cập trong sản xuất, kinh doanh như: giá bán than trong nước thấp, các chính sách thuế, phí ngày càng tăng cao, việc cấp phép tài nguyên của các bộ chuyên ngành quá chậm, quy định hiện hành về thủ tục, trình tự thực hiện đầu tư các dự án khai thác mỏ than chưa phù hợp với tính chất đặc thù đã làm chậm tiến độ dự án…
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA nêu vấn đề, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch phát triển ngành Than trong năm năm tới, với các danh mục dự án rất cụ thể (cải tạo mở rộng, nâng công suất 61 dự án mỏ hiện có, đầu tư xây dựng mới 28 dự án mỏ có công suất đến 2 triệu tấn/năm, đưa vào vận hành 6 dự án nguồn điện, thăm dò xong một phần tài nguyên và trữ lượng than sông Hồng)… Nhưng vấn đề là tiền ở đâu và bằng cơ chế, chính sách nào nào để Vinacomin thực thi các dự án đó?
Trong điều kiện giá than bán cho một số hộ ở trong nước đang ở mức dưới giá thành, chi phí sản xuất tăng, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn… thì Chính phủ cần phải đẩy nhanh thị trường hóa giá than, bên cạnh đó là giảm mức thuế than xuất khẩu xuống mức 0%.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu ghi nhận những kết quả đạt được của Vinacomin thời gian qua trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đối với những khó khăn, vướng mắc của Vinacomin sẽ được các cơ quan Quốc hội, Chính phủ quan tâm, trên cơ sở đặc thù của ngành Than, cũng như tình hình thực tiễn của đất nước.
Trong đó đặc biệt quan tâm tới các cơ chế, chính sách trong khai thác, quản lý tài nguyên và chính sách giá than…
Nguồn: NangluongVietnam.vn