PHẦN I – NGHIÊN CỨU VỀ NHIÊN LIỆU Ở VIỆT NAM
A- Phần mở đầu:
I- Tình hình năng lượng ở Việt Nam
Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Theo Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, được thiên nhiên ưu đãi và có gần như tất cả các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng ở nước ta còn hạn chế.
Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Tình trạng lãng phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%.
Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần (tức là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần). Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh… của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.
Ngoài ra, do hơn 80% nguồn năng lượng nước ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung đều là những nhân tố lớn tham gia gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng năng lượng tạo ra khoảng 25% lượng phát thải CO2 và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính.Vì vậy, nếu tiết kiệm sử dụng năng lượng cũng có nghĩa là giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Ngành điện mỗi năm phải tăng trưởng đến 14-15% mới đáp ứng được yêu cầu tăng 6-8% GDP, trong khi bình quân thế giới, để tăng 1% GDP cũng chỉ tăng 1,2 – 1,5% năng lượng tiêu thụ.
Về nguyên nhân gây lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng, là do công nghệ lạc hậu; điện bị cắt giảm thường xuyên; hệ thống thiết bị, đường dây truyền tải ở một số khu vực đã quá cũ, chưa được thay thế; mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa đặt ra đúng tầm quan trọng; công tác quản lý sử dụng năng lượng còn nhiều bất hợp lý…
Việc tách rời khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng là không hiệu quả. Sản xuất phải gắn liền với sử dụng bởi nếu sản xuất thừa thì tiết kiệm mấy cũng không hiệu quả. Do đó việc khai thác và sử dụng phải là quy trình khép kín.
Đứng ở góc độ người dân, ai cũng mong muốn sử dụng năng lượng hiệu quả trong khi tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản của chúng ta hiện nay rất lãng phí. Ngành điện thiếu điện nên cắt, người dân dùng ít điện cũng tiết kiệm nhưng tính hiệu quả thì chưa chắc đã có. Hao phí trên đường truyền tải đổ hết vào giá điện cho người dân. Như vậy gây nên sự lãng phí . Nếu chỉ khoanh lại trong phạm vi sử dụng thì không thỏa đáng.
Theo dự án Luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo…Các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng sẽ được quản lý chặt chẽ để từng bước nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua hoạt động dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Tiến tới loại bỏ dần các trang thiết bị, công nghệ tiêu tốn năng lượng. Chuyển giao công nghệ sử dụng nhiên liệu tái sinh, nhiên liệu sinh học trong giao thông vận tải…
Nguồn:Lê Xuân Thịnh
VIETNAMENERGY
Ngày 24/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhiệt liệt Chào Mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III
Đại diện các cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ban Kinh tế Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Nội vụ,…
Nhiệt liệt chào mừng trên 300 đại biểu chính thức của Đại hội, là các đồng chí lãnh đạo các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo các Tổng công ty, các công ty và các đơn vị thành viên thuộc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam về dự đại hội…
Với vai trò phản biện, kiến nghị với Đảng, Chính phủ về phát triển năng lượng quốc gia, Hiệp hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và Hà Nội đến tham dự, theo dõi và đưa tin.
Thành tích quan trọng trong suốt thời kỳ đổi mới của đất nước, ngành năng lượng Việt Nam đã đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Mức tăng trưởng năng lượng hàng năm đều gấp đôi mức tăng trưởng GDP của cả nước, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản các dự án năng lượng ngày càng phát triển và luôn đi trước một bước.
VEA đã tổ chức tư vấn, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện một cách độc lâp, khách quan tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành chức năng – nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành viên khắc phục khó khăn để không ngừng phát triển.
Tại Đại hội nhiệm kỳ III, hơn 300 đại biểu chính thức đại diện cho người lao động của ngành Năng lượng Việt Nam đã đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của nhiệm kỳ II, để rút ra những bài học, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ III.
+ Trong nhiệm kỳ này, Hội đồng Khoa học của VEA đã đưa ra đã đưa ra 8 định hướng cho giai đoạn tới, nhằm phản biện tốt hơn các chính sách, giải pháp phát triển năng lượng cho Chính phủ, VEA và các đơn vị thành viên;
+ Trong nhiệm kỳ này, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC) thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. VESC hiện có 5 sản phẩm, dịch vụ chính là: Kiểm toán năng lượng, Tư vấn thiết kế, Tuyển dụng và Đào tạo, Xúc tiến tài chính và Nghiên cứu phát triển. Thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường, sản xuất, kinh doanh và hợp tác khoa học – kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
+ Trong nhiệm kỳ này, Hội Thủy điện vừa và nhỏ – Năng lượng xanh (MSH-GE), thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả; về phân ngành Điện tiếp tục phát triển các nguồn điện mới nhằm tăng sản lượng, tăng công suất bổ sung vào Hệ thống điện quốc gia.
Thành tựu nổi bật trọng nhiệm kỳ qua
1- Quan tâm đặc biệt đến chức năng tư vấn chiến lược phát triển ngành Năng lượng;
2- Thực hiện tốt chức năng tư vấn xây dựng phát triển ngành Năng lượng;
3- Giữ được niềm tin trong hoạt động tư vấn dự án năng lượng;
4- Đề cao trách nhiệm là đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ba thành viên EVN, PVN, TKV;
5- Tổ chức Hội chợ – Triển lãm và Hội thảo về năng lượng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư phát triển ngành Năng lượng;
6- Duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền lên tầm cao mới phục vụ phát triển ngành Năng lượng Việt Nam;
7- Thành lập các đơn vị trực thuộc mới và phát triển thêm thành viên;
8- Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các Bộ, Ngành, các Địa phương, các Tổ chức, Hiệp hội chuyên ngành và các Cơ quan Thông tin đại chúng;
9- Kịp thời chia sẻ với phân ngành Than trước tác động của thiên tai;
10- Thể hiện mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
VEA bám sát hoạt động của các thành viên trên tất cả các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, sản xuất, vận chuyển và truyền tải, phân phối, kinh doanh, thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, xuất nhập khẩu năng lượng… để kịp thời kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành chức năng, nhằm tháo gỡ những khó khăn tác động xấu đến sự phát triển của các thành viên.
Theo đó, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc xác định tiềm năng các nguồn năng lượng than, dầu khí, thủy điện, mặt trời, gió, sinh khối – khí sinh học, địa nhiệt… từ đó xác định đầu tư bằng công nghệ tiên tiến nhất, nguồn vốn khả thi, tổ chức thực hiện. Đặc biệt quan tâm đến xác định trữ lượng nguồn tài nguyên than ở khu vực Đông Bắc, Quảng Ninh, Đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất chiến lược phát triển phân ngành Than trong tương lai.
Những thách thức này, đòi hỏi các thành viên trong ngành Năng lượng Việt Nam phải nỗ lực hết mình, lao động sáng tạo, tích cực đổi mới và vận dụng quy luật của nền kinh tế trị trường, tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, phát huy vai trò của Hiệp hội VEA trong sự nghiệp phát triển mới.
Theo các chuyên gia môi trường, Việt Nam có mức phát thải khí CO2 tăng vào loại nhanh trên thế giới, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 200. Do vậy, cần triển khai các công trình xanh để giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên trong suốt vòng đời của công trình. Các công trình xanh có thể tiết kiệm trung bình 30% điện, 30-50% nước, 50-90% chi phí xả thải.

nangluongvietnam.org
Những điều này đã gây thất thoát, lãng phí rất nhiều năng lượng. Ngoài ra, ý thức người sử dụng còn hạn chế. Bên cạnh đó, thiếu sự quản lý chặt chẽ từ cấp quản lý Nhà nước cũng là những nguyên nhân quan trọng gây thất thoát, lãng phí năng lượng trong các tòa nhà.
Theo các chuyên gia môi trường, Việt Nam có mức phát thải khí CO2 tăng vào loại nhanh trên thế giới, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 2005, do vậy, cần triển khai các công trình xanh để giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên trong suốt vòng đời của công trình. Theo các nghiên cứu, công trình xanh có thể tiết kiệm trung bình 30% điện, 30-50% nước, 50-90% chi phí xả thải.
Bên cạnh đó, công trình xanh còn được thiết kế để giảm thiểu những tác động nói chung của môi trường xây dựng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên, thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác; bảo vệ sức khỏe người sử dụng công trình và nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.
Theo số liệu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, nếu áp dụng triệt để công nghệ xanh trong ngành xây dựng, kiến trúc (thiết kế và xây dựng công trình xanh, quy hoạch và xây dựng đô thị xanh) sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, sẽ tiết kiệm được khoảng 15-25% tiêu thụ nguồn tài nguyên về năng lượng, nước, vật liệu và đất xây dựng, đồng thời giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đảm bảo phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để kiểm soát, quản lý vận hành, bảo dưỡng năng lượng trong tòa nhà, cần quy hoạch, phân bổ báo cáo giám sát tiêu thụ năng lượng; quy hoạch và tổ chức vận hành, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật theo tháng, quý, năm… đào tạo các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật quản lý năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngoài ra, cần phải kiểm toán năng lượng hàng năm để giúp cho chủ sử dụng, các công ty quản lý tòa nhà có những đầu tư cải tạo hoặc cải tiến công tác quản lý năng lượng, nhằm đạt được các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Chinhphu
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% nào năm 2050. Song việc đề ra mục tiêu là cần, nước ta phải có luật năng lượng tái tạo mới là điều kiện đủ thúc đẩy ngành năng lượng này phát triển.Vì vậy cần thay đổi tư duy lỗi thời về năng lượng tái tạo
Kinh nghiệm từ các nước dẫn đầu
Thế giới đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Xu thế mới mà các quốc gia đang theo đuổi là hạn chế phát triển mới các công trình năng lượng hóa thạch, thay vào đó đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm giảm nhu cầu điện và khuyến khích sử dụng nhiều năng lượng tái tạo (NLTT) hơn trong cán cân năng lượng.
Bằng tầm nhìn chiến lược và những bước đi dài hơi, CHLB Đức đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng chiến lược nền kinh tế “năng lượng xanh”. Luật Năng lượng tái tạo của Đức (EEG) được xây dựng và có hiệu lực năm 2000, trong đó quy định cụ thể mức giá ưu đãi đối với mỗi kWh điện gió. Chính sách này, cùng với mức giá ưu đãi về giá điện gió Chính phủ Đức thực hiện từ năm 1991, đã tác động tích cực tới sự phát triển năng lượng gió của nước này. Trong quá trình thực hiện, EEG thường xuyên được điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với thị trường và thực tế phát triển công nghệ mới. Cạnh đó, Luật Xây dựng của Đức cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng này, thậm chí, các nhà máy năng lượng gió được xếp vào danh mục “các dự án đặc quyền” với cơ chế ưu tiên cụ thể.
Những chính sách linh hoạt và mềm dẻo đó đã giúp nước Đức phát triển thành công thị trường điện gió, chỉ trong 10 năm (2001 – 2010) tổng công suất lắp đặt tăng từ 8.754 MW (năm 2001) lên 27.214 MW (năm 2010), chiếm 25% công suất điện gió thế giới. Năng lực sản xuất điện gió, theo Hiệp hội Năng lượng gió Đức (BWE), cung cấp khoảng 25% sản lượng điện tiêu thụ của cả nước. Nước này có thể lưu trữ 45.000 MW trên bờ và 10.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2020, tạo ra khoảng 150 TWh/năm. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế, công nghiệp điện gió được xem là một trong những trụ cột của nước này, với khả năng công nghệ thuộc loại hàng đầu thế giới, có thể cung cấp thiết bị cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2008, doanh thu từ xuất khẩu thiết bị điện gió của Đức đã đạt 12 tỷ Euro.
Hiện nước Đức đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo và hướng tới “mục tiêu xanh” vào năm 2050. Bộ Môi trường Đức mới đây đã công bố Bản lộ trình mới phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn NLTT. Năm 2008, NLTT chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng gốc của Đức, nhưng con số dự đoán sẽ tăng lên 33% vào năm 2020 khi nước này nhanh chóng vượt lên các quốc gia châu Âu khác trong phát triển nguồn năng lượng này.
Việc có nhiều tài nguyên NLTT là nền tảng để nước Đức đưa ra nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng. Theo Bản lộ trình, việc xây dựng mạng lưới “điện thông minh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới, từ 384,5 tỉ kWh năm 2007 xuống 333,3 tỉ kWh vào năm 2020 và 277,7 tỉ kWh vào năm 2030. Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng, nước Đức sẽ tiết kiệm được hàng tỉ USD chi trả cho nhập khẩu năng lượng. Ước tính đến năm 2030, nước Đức sẽ có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn NLTT.
Chiến lược năng lượng mới nhằm tạo lập một nền “kinh tế xanh” không chỉ là giải pháp phát triển bền vững, mà còn là một trong những cứu cánh để tránh thảm họa khôn lường do biến đổi khí hậu gây ra. Cùng với Đức, Ấn Độ cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về công suất điện gió, với chính sách đa dạng hóa nguồn năng lượng vào năm 1980. Cơ quan Nguồn năng lượng được chuyển thành Bộ Năng lượng, đã tiến hành nghiên cứu, xác định, triển khai các dự án điện gió và đưa vào khai thác.
Những chính sách khuyến khích phù hợp, những kết quả nghiên cứu kỹ thuật chi tiết và định hướng phát triển rõ ràng của Chính phủ Ấn Độ đã thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đầu tư và phát triển thị trường điện gió hiệu quả mà không cần sự đầu tư lớn của Nhà nước. Một loạt các doanh nghiệp, trong đó 97% là doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào sản xuất các thiết bị phát điện và phục vụ xuất khẩu. Năm 2000, Ấn Độ mới có 1.220 MW điện gió, nhưng sau 5 năm, công suất điện gió của nước này đã tăng lên 3 lần, đạt mức 3.595 MW. Riêng năm 2004, đã lắp đặt được tuabin điện gió mới với tổng công suất 1.112 MW, đưa Ấn Độ vươn lên hàng thứ năm trên thế giới về công suất, sau CHLB Đức, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp cũng như có biện pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo đầu tư của khu vực tư nhân không đi ngược lại lợi ích của xã hội.
Thành công của Đức hay Ấn Độ về NLTT là do chính sách vĩ mô, sự đầu tư đúng đắn về chiến lược nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và sản xuất để có được giá thành thấp hơn nhiều so với nhập khẩu và nội địa hóa sản phẩm giá thành rẻ và tạo rất nhiều công việc cho tăng trưởng xanh từ ngành này.
Cần có luật năng lượng tái tạo
Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có nhiều tiềm năng về năng lượng gió. Theo như tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), tiềm năng điện gió của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, với tổng công suất ước tính khoảng 513.360MW gấp 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện về nhu cầu điện của đất nước ta vào năm 2020. Đây là mức tính cho tốc độ gió khá từ 6m/s trở lên (Tiềm năng do WB đưa ra là tổng tiềm năng NL gió chứ không phải chỉ NL gió, cho gió có vận tốc từ 6m/s. Ngoài ra, cách đánh giá NL gió của WB dựa trên các phân tích số liệu từ vệ tinh nên độ chính xác không cao. Tiềm năng 513.360MW là quá lạc quan), chỉ riêng tỉnh Ninh Thuận, trung tâm NLTT của cả nước, tiềm năng gió đã hơn cả một số nước khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, nước ta đang bỏ qua những lợi thế của đất nước như NLTT, nhiên liệu sinh học, nông nghiệp… đặc biệt, với định hướng về tầm nhìn và chiến lược, đầu tư cho phát triển NLTT, xây dựng ngành công nghiệp điện gió còn xa rời thực tế của nước ta thì việc phát triển nguồn năng lượng sạch này vẫn chỉ là tiềm năng. Ông Đặng Quốc Toản – Giám đốc Công ty Cổ phần năng lượng dầu khí châu Á tại “Hội thảo Năng lượng gió Việt – Đức” cuối năm 2015, đã thẳng thắn chỉ rõ việc thiếu luật về NLTT đã dẫn đến những hạn chế phát triển nguồn năng lượng này.
Theo Viện Năng lượng, các dự án sản xuất điện từ NLTT ở Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến 2010, dù giá mua điện hiện nay từ các dự án NLTT chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến hết 2010, NLTT chiếm khoảng 3,5% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện. Tuy nhiên, theo đánh của các chuyên gia thì rất nhiều các nhà máy thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ là không hoạt động, còn các nhà máy điện sinh khối hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ. Không kể thủy điện nhỏ thì năm 2010 công suất lắp đặt của điện NLTT là khoảng 790MW, chủ yếu là từ sinh khối, gió và mặt trời. Tốc độ tăng trưởng trong ngành điện sinh khối làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn.
Rào cản chính cho phát triển NLTT là chi phí sản xuất. Nhiều công nghệ mới của NLTT gồm gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh kinh tế với các nhiên liệu hóa thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Các công nghệ có chi phí tương đối cạnh tranh là thủy điện, gió, sinh khối và địa nhiệt. Mặc dù pin mặt trời có chi phí cao nhưng chi phí này giảm đều đặn do tiến bộ trong công nghệ. Ngoài yếu tố giá thành sản xuất cao, một số rào cản khác đối với sự phát triển NLTT được kể đến như: thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển NLTT; thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách; công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án NLTT.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, với mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 – 2030, phần NLTT không còn có tỷ lệ thấp như Quy hoạch điện VII cũ mà đã tăng rất đáng kể. Theo đó, đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ NLTT, từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện. Cụ thể, ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ, cấp nước, sản xuất điện); nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với phát triển của hệ thống điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện. Tổng công suất các nguồn thủy điện (bao gồm cả thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện tích năng) từ gần 17.000 MW hiện nay lên khoảng 21.600 MW vào năm 2020, khoảng 24.600 MW vào năm 2025 (thủy điện tích năng 1.200MW) và khoảng 27.800 MW vào năm 2030 (thủy điện tích năng 2.400MW). Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng khoảng 29,5% vào năm 2020, khoảng 20,5% vào năm 2025 và khoảng 15,5% vào năm 2030.
Quy hoạch điện hiệu chỉnh cũng đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 140 MW hiện nay lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030. Cạnh đó, đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà: Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.
Kinh tế thế giới đang biến động với diễn biến khó lường tác động đến thị trường, nguồn cung nguyên, nhiên liệu, công nghệ, tài chính, vốn… của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Phát triển điện từ NLTT, giảm nhiệt điện đốt than cũng là giảm phát thải nhà kính và tăng an ninh năng lượng, biện pháp tốt nhất đối với hệ thống điện Việt Nam. Việc Nhà nước sớm xây dựng và ban hành luật NLTT là hết sức cần thiết, để từ đó đưa ra những chính sách cụ thể, xóa bỏ các rào cản cho NLTT phát triển.
HẢI VÂN
Các công nghệ chung sản xuất năng lượng sinh khối
Sinh khối có thể được xử lý ở nhiều dạng chuyển đổi khác nhau để tạo ra năng lượng, nhiệt lượng, hơi và nhiên liệu. Hầu hết các quá trình chuyển đổi sinh khối có thể được chia ra làm hai loại như sau:
- Chuyển đổi nhiệt hóa: bao gồm đốt nhiệt, khí hóa và nhiệt phân
- Chuyển đổi sinh hóa: bao gồm phân hủy yếm khí (sản phẩm sinh khối và hỗn hợp methane và CO2) và lên men (sản phẩm ethanol).
Một quá trình khác là chiết xuất, chủ yếu là quá trình cơ học, có nhiều cách chiết suất khác nhau, phụ thuộc vào sản phẩm của quá trình này là nhiệt, điện năng hoặc nhiên liệu.
Sản xuất điện từ năng lượng sinh khối
Cho đến ngày nay, có khá nhiều kỹ thuật chuyển sinh khối thành điện năng. Các công nghệ phổ biến nhất bao gồm: đốt trực tiếp hoặc tạo hơi nước thông thường, nhiệt phân đốt kết hợp co-firing, khí hóa, phân hủy yếm khí, sản xuất điện từ khí thải bãi chôn lấp rác.
Công nghệ đốt trực tiếp và lò hơi
Đây là 2 phương pháp tạo điện từ sinh khối rất phổ biến và được vận dụng ở hầu hết các nhà máy điện năng lượng sinh khối. Cả 2 dạng hệ thống này đều đốt trực tiếp các nguồn nguyên liệu sinh học để tạo hơi nước dùng quay turbin máy phát điện. Hai phương pháp này được phân biệt ở cấu trúc bên trong buồng đốt hoặc lò nung. Tại hệ thống đốt trực tiếp, sinh khối được chuyển vào từ đáy buồng đốt và không khí được cung cấp tại đáy bệ lò. Trong khi đó, ở phương pháp lò hơi thông thường, được chuyển vào lò từ phía bên trên nhưng sinh khối vẫn được tải xuống phía dưới đáy lò. Các hệ thống đốt trực tiếp truyền thống là hệ thống pile (sử dụng lò đốt 2 cấp – two-chamber combustion chamber) hoặc lò hơi stoker. Khí nóng sau đó được chuyển qua turbine và quay cánh turbine, vận hành rotor máy phát điện.
Khi được sử dụng để đốt trực tiếp, sinh khối phải được hun khô, cắt thành mảnh vụn, và ép thành bánh than
Một khi quá trình chuẩn bị được hoàn tất, sinh khối được đưa vào lò nung để tạo nhiệt. Nhiệt tạo ra từ quá trình đun, ngoài việc cung cấp cho turbin máy phát điện, còn có thể được sử dụng để điều nhiệt nhà máy và các công trình xây dựng khác, tức là để khai thác tối đa hiệu suất. Nhà máy dạng này còn được gọi là nhà máy liên hợp nhiệt-năng lượng (Combined Heat Power – CHP), tức là tận dụng lẫn nhiệt và hơi nước để khai thác tối đa tiềm năng năng lượng được tạo ra, tránh lãng phí năng lượng.
Phương pháp đốt liên kết
Đốt liên kết, kết hợp sinh khối với than để tạo năng lượng, có lẽ là phương pháp sử dụng tích hợp tốt nhất sinh khối vào hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch.
Trong quá trình đốt liên kết, sinh khối bắt nguồn từ gỗ và cây cỏ như gỗ dương (poplar), liễu, cỏ mềm có thể được trộn một phần vào nguyên liệu cho nhà máy than thông thường. Quá trình này, sinh khối có thể chiếm tỷ lệ 1%-15% tổng năng lượng của nhà máy than. Trong các nhà máy dạng này, sinh khối cũng được đốt trực tiếp trong lò nung, tương tự như than. Phương pháp đốt liên kết có một lợi thế kinh tế tương đối rõ ràng, do kinh phí đầu tư chủ yếu chỉ là để trang bị một lò đốt liên kết mới hoặc nâng cấp lò đốt hiện tại trong nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, tức là có chi phí thấp hơn nhiều so với xây dựng một nhà máy điện sinh khối.
Nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình đốt sinh khối ở nhiệt độ rất cao và sinh khối phân rã trong môi trường thiếu khí oxy. Vấn đề trở ngại ở đây là rất khó tạo ra một môi trường hoàn toàn không có oxy. Thông thường, một lượng nhỏ oxy hóa vẫn diễn ra và có thể tạo ra một số sản phẩm phụ không mong muốn. Ngoài ra, công nghệ này đòi hỏi một nguồn thu nhiệt lượng cao và do đó vẫn còn rất tốn kém. Quá trình đốt sinh khối tạo ra dầu nhiệt
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Trung Tâm Tư Vấn Hỗ Trợ Phát Triển Địa Phương
Tên tiếng Anh: Counseling Center Local Development Support
Địa chỉ: 16 Nguyễn Văn Tố, Hà Nội
Điện thoại:+8448560176 – +849133230092
Fax : +8449233744
2.Chức năng, nhiệm vụ :
1. Chức năng:
– Tập hợp các nhà khoa học để thực hiện các hoạt động tư vấn và các dịch vụ khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững cho các địa phương trên địa bàn cả nước.
2.Nhiệm vụ:
– Tư vấn trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế – xã hội cho các địa phương; tư vấn về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tín dụng, quản lý sử dụng đất, nhà ở, chất thải, nước, vệ sinh môi trường, sức khoẻ, dịch vụ công và phát triển cộng đồng.
– Dịch vụ khoa học – công nghệ: Tập huấn, liên kết đào tạo, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, phổ biến kiến thức nhằm hỗ trợ phát triển kinh
– Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ cũng như các quy định khác của Nhà nước và Liên hiệp hội Việt Nam.
3.Lĩnh vực hoạt động hiện tại:
– Phát triển cộng đồng
– Môi trường
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Trung Tâm Phát Triển Xã Hội Và Môi Trường Vùng
Tên tiếng Anh: Regional Centre for Environment and Social Development
Địa chỉ: Phòng 610-611, số 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại:+84435147686
Fax : +84435147688
I. Giới thiệu
Tên chính thức: Trung Tâm Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường
Tên tiếng Anh: Center Of Science Technology and Environment
Địa chỉ: Ngõ 149 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ website : http://coste.org.vn/
Điện thoại: +84438234456
Fax: +84438236368
II. Chức năng, nhiệm vụ
1.Vị trí và chức năng :
Trung tâm khoa học công nghệ và môi trường là đơn vị trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam, có chức năng tham gia, tham mưu xây dựng các chương trình , đề án về khoa học, công nghệ và môi trường trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.
2.Nhiệm vụ và quyền hạn :
1.Trung tâm có các nhiệm vụ cụ thể về hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường phục vụ các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
2.Tham gia xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án công tác khoa học, công nghệ và môi trường của Liên minh HTX Việt Nam. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường của Trung tâm.
3.Triển khai nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm các đề tài, dự án công nghệ, kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh.
4.Tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động sở hữu trí tuệ, các dịch vụ về thông tin, về doanh nghiệp điện tử và thương mại điện tử.
5.Tổ chức triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ, kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh; các dịch vụ công nghệ, kỹ thuật liên quan đến môi trường.
6.Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật; các hoạt động khảo sát, điều tra cơ bản.
7.Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai các dự án hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và môi trường.
8.Tổ chức triển khai các hoạt động khoa học công nghệ về các ngành nghề và sản phẩm truyền thống, thủ công mỹ nghệ.
9.Thực hiện các hoạt động về thí nghiệm mẫu sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác.
10.Thực hành dạy nghề
11.Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới
12.Các nhiệm vụ khác do Liên minh HTX Việt Nam giao; các hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
I. Giới thiệu
Tên chính thức: Trung Tâm Khoa Học Công Nghệ Môi Trường Và Phát Triển
Tên tiếng Anh: Center for Environmental Science, Technology and Development
Địa chỉ: 33B An Trạch, Quốc Tử Giám, Hà Nội
Điện thoại: +84437366371
Fax: +84438439481
I. Giới thiệu
Tên chính thức: Trung Tâm Khoa Học Công Nghệ Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường – CHMEST
Tên tiếng Anh: Science and Technology Center of Meteorology Hydrology and Environment
Địa chỉ: Số nhà 48A, ngách 42, ngõ 291, Lạc Long Quân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84437591001
Fax:+84437591001
II. Chức năng, nhiệm vụ
1.Mục đích:
Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo, nhằm khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên dễ bị tổn thương, hỗ trợ cộng đồng trong lĩnh vực khí tượng, thuỷ văn, môi trường tự nguyện và phi lợi nhuận
2.Chức năng, nhiệm vụ:
– Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, điều tra khảo sát đánh giá tài nguyên thiên nhiên, môi trường về lĩnh vực khí tượng thuỷ văn.
– Thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực liên quan đến khí tượng thuỷ văn và môi trường.
– Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn.
– Hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ.