I. Mục đích
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Năng lượng Tái tạo, hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh và Ứng dụng Khoa học Công nghệ trong các Quyết định: số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015; số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014; số 575/QĐ-TTG ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam”
Phổ biến thông tin tuyên truyền việc khai thác sử dụng tốt nguồn năng lượng sinh khối trong cả nước sẽ mang lại cho nền kinh tế hiệu quả rất lớn , phục vụ cho xã hội và đất nước hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững góp phần giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường An ninh Năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống thúc đẩy sự phát triển Ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp và chuyển hóa năng lượng nhằm hướng tới “Năng lượng Xanh – Sạch – Bền vững.
Căn cứ khoa học và thực tiễn xác định tiềm năng, trữ lượng, các công nghệ sử dụng Sinh khối cho việc phát điện và các lĩnh vực khác; cơ chế chính sách; các nguồn vốn hỗ trợ liên quan đến đầu tư phát triển Năng lượng Sinh khối ở Việt Nam.
Qua hội thảo những ý kiến, đóng góp sẽ được tổng hợp phục vụ trong công tác nghiên cứu, phản biện, kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan Đảng Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam.
II. Giới thiệu
Năng lượng Sinh khối là dạng năng lượng Tái tạo, Sinh khối hay còn gọi là Biomass, là vật liệu hữu cơ dạng thô, là dạng vật liệu sinh học từ sự sống hay là sinh vật sống.
Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm chất thải đời sống con người, như chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn, nước uống, bùn/ nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia hữu cơ, công nghiệp (industrial by-product) và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt…
Mục đích sử dụng đốt rác… Phát điện, tạo nhiệt, tạo khí, tạo xăng, dầu sinh học, hơi nước, phân bón, chất đốt…
- Sinh Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu Sinh khốiNhiên liệu sinh học gồm 3 dạng:
- Nhiên liệu lỏng
- Xăng sinh học (gasohol) gồm: bio – methanol, ethanol, butanol
- Diesel sinh học (biodiesel)
- Ethanol (hoặc là cồn ethyl), ethanol cellulose
- Khí sinh học (biogas)
- Nhiên liệu rắn
- Nhiên liệu sinh học được phân thành các nhóm
- Từ các cây trồng: mía, củ cải, ngũ cốc, , cây sắn, dầu mỡ thực vật…
- Từ các cây trồng công nghiệp, cây jatropha curcas (cây mộc rào hay cây dầu mè, cỏ swichgrass, cây halophyte); phế thải công nghiệp, phế thải trong đô thị, phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ ví dụ: phế thải lâm nghiệp (rơm rạ, chấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn…) – Chăn nuôi: (phân súc vật, bùn cống rãnh…) – Sinh hoạt: (dầu, mỡ thải…)
- Từ tảo biển sản xuất ra Diesel sinh học theo nghiên cứu lớn gấp 10 so với sản xuất từ đậu tương.
- Chuyển hóa trong Sinh khối gồm:
- Chuyển đổi nhiệt hóa (thermochemical) bao gồm đốt nhiêt (combustion), khí hóa và nhiệt phân.
- Chuyển đổi sinh hóa (biochemical) bao gồm phân hủy yếm khí, kỵ khí (hỗn hợp Metha và CO2), lên men (ethanol) và bằng quá trình cơ học cho sản xuất diesl sinh học và sản phẩm glycerin.
- Sinh khối từ các phế thải nông nghiệp chuyển hóa công nghệ vi sinh sử dụng chế phẩm sinh học fito-biomix RR thành phân bón hữu cơ.
- Sử dụng Sinh khối để tạo ra năng lượng có tác động tích cực đến môi trường. Đây là nguồn năng lượng hấp dẫn có sản lượng bậc cao, đáp ứng phần quan trọng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam bởi các lý do:
- Tốc độ trồng cây thay thế, các chất thải, bổ sung nhanh hơn nhiều so với tốc độ bổ sung của năng lượng hóa thạch vốn đòi hỏi hàng triệu năm,
- Phân bố đồng đều hơn trên bề mặt Trái đất (hơn các nhiên liệu hóa thạch)
- Tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc lập.
- Giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện tình hình thay đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
Giúp nông dân địa phương trong lúc gặp khó khăn và tạo việc làm tại các vùng nông thôn hiện nay.
III. Nội dung
Phần 1: Tiềm năng trữ lượng các nguồn Năng lượng Sinh khối Việt Nam;
Phần 2: Công nghệ sử dụng Năng lượng Sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác;
Phần 3: Chính sách Hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 4: Tính kinh tế và lợi ích của phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 5: Kinh nghiệm một số dự án Năng lượng Sinh khối đã triển khai ở Việt Nam.
III. Thời gian – địa điểm
1. Thời gian dự kiến: Ngày 26 tháng 8 năm 2016
2. Địa điểm: Tại Hà Nội
IV. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ trì
- Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam
2. Cơ quan mời phối hợp chủ trì
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Công Thương
- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
- Bộ Khoa Học & Công Nghệ
- Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
- Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn
3. Cơ quan thực hiện
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC)
V. Thành phần tham dự
1. Đại biểu khách mời (Đại diện)
- Bí thư Thành ủy Hà Nội
- Ban Kinh tế Trung ương
- Văn phòng Chủ tịch Nước
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ liên quan, các Vụ, Cục chức năng
- UBND thành phố Hà Nội và các Phòng Ban Sở
- Hội Nông dân Việt Nam
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam
- Các Tổ chức, Cơ quan, Đơn vị liên quan đến Năng lượng
- Các Thành viên VEA
- Các Chuyên gia, các Nhà Khoa học
- Các Cơ quan Báo chí
- Đại diện các Tổ chức Quốc tế về Năng lượng tại Việt Nam
- Các khối Doanh nghiệp trong và ngoài nước
2. Bảo trợ truyền thông
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Truyền hình Hà Nội
- Báo Công Thương
- Báo Tài nguyên & Môi trường
- Báo Nông thôn Ngày nay
- Tạp chí Năng lượng Việt Nam VEA