Chuyên trang Kinh tế Việt Nam của Báo Công thương, Cơ quan ngôn luận của báo Công thương: Tìm hướng phát triển Năng lượng Sinh khối
Báo Tài nguyên và Môi trường: Lợi ích kép từ năng lượng sinh khối
Bnews, Thông tấn xã Việt Nam: Động lực phát triển năng lượng sinh khối
Năng lượng Việt Nam: Năng lượng Sinh khối góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
Trang thông tin điện tử đài truyền hình Sóc Trăng: Thực trạng và giải pháp phát triển năng lượng Sinh khối ở Việt Nam
VietQ: Phát triển năng lượng sinh khối chưa xứng với tiềm năng
Giáo dục Thời đại: Tìm hướng phát triển năng lượng sinh khối
Ngày Nay: Khai thác năng lượng sinh khối chưa xứng với tiềm năng
Báo Tài nguyên và Môi trường: Ra mắt cuốn sách năng lượng xanh Việt Nam
VIETNAMENERGY
Ngày 24/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhiệt liệt Chào Mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III
Đại diện các cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ban Kinh tế Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Nội vụ,…
Nhiệt liệt chào mừng trên 300 đại biểu chính thức của Đại hội, là các đồng chí lãnh đạo các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo các Tổng công ty, các công ty và các đơn vị thành viên thuộc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam về dự đại hội…
Với vai trò phản biện, kiến nghị với Đảng, Chính phủ về phát triển năng lượng quốc gia, Hiệp hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Đại hội nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và Hà Nội đến tham dự, theo dõi và đưa tin.
Thành tích quan trọng trong suốt thời kỳ đổi mới của đất nước, ngành năng lượng Việt Nam đã đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Mức tăng trưởng năng lượng hàng năm đều gấp đôi mức tăng trưởng GDP của cả nước, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản các dự án năng lượng ngày càng phát triển và luôn đi trước một bước.
VEA đã tổ chức tư vấn, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện một cách độc lâp, khách quan tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành chức năng – nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành viên khắc phục khó khăn để không ngừng phát triển.
Tại Đại hội nhiệm kỳ III, hơn 300 đại biểu chính thức đại diện cho người lao động của ngành Năng lượng Việt Nam đã đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của nhiệm kỳ II, để rút ra những bài học, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ III.
+ Trong nhiệm kỳ này, Hội đồng Khoa học của VEA đã đưa ra đã đưa ra 8 định hướng cho giai đoạn tới, nhằm phản biện tốt hơn các chính sách, giải pháp phát triển năng lượng cho Chính phủ, VEA và các đơn vị thành viên;
+ Trong nhiệm kỳ này, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC) thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. VESC hiện có 5 sản phẩm, dịch vụ chính là: Kiểm toán năng lượng, Tư vấn thiết kế, Tuyển dụng và Đào tạo, Xúc tiến tài chính và Nghiên cứu phát triển. Thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường, sản xuất, kinh doanh và hợp tác khoa học – kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
+ Trong nhiệm kỳ này, Hội Thủy điện vừa và nhỏ – Năng lượng xanh (MSH-GE), thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả; về phân ngành Điện tiếp tục phát triển các nguồn điện mới nhằm tăng sản lượng, tăng công suất bổ sung vào Hệ thống điện quốc gia.
Thành tựu nổi bật trọng nhiệm kỳ qua
1- Quan tâm đặc biệt đến chức năng tư vấn chiến lược phát triển ngành Năng lượng;
2- Thực hiện tốt chức năng tư vấn xây dựng phát triển ngành Năng lượng;
3- Giữ được niềm tin trong hoạt động tư vấn dự án năng lượng;
4- Đề cao trách nhiệm là đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ba thành viên EVN, PVN, TKV;
5- Tổ chức Hội chợ – Triển lãm và Hội thảo về năng lượng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư phát triển ngành Năng lượng;
6- Duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền lên tầm cao mới phục vụ phát triển ngành Năng lượng Việt Nam;
7- Thành lập các đơn vị trực thuộc mới và phát triển thêm thành viên;
8- Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các Bộ, Ngành, các Địa phương, các Tổ chức, Hiệp hội chuyên ngành và các Cơ quan Thông tin đại chúng;
9- Kịp thời chia sẻ với phân ngành Than trước tác động của thiên tai;
10- Thể hiện mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
VEA bám sát hoạt động của các thành viên trên tất cả các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, sản xuất, vận chuyển và truyền tải, phân phối, kinh doanh, thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, xuất nhập khẩu năng lượng… để kịp thời kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành chức năng, nhằm tháo gỡ những khó khăn tác động xấu đến sự phát triển của các thành viên.
Theo đó, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc xác định tiềm năng các nguồn năng lượng than, dầu khí, thủy điện, mặt trời, gió, sinh khối – khí sinh học, địa nhiệt… từ đó xác định đầu tư bằng công nghệ tiên tiến nhất, nguồn vốn khả thi, tổ chức thực hiện. Đặc biệt quan tâm đến xác định trữ lượng nguồn tài nguyên than ở khu vực Đông Bắc, Quảng Ninh, Đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất chiến lược phát triển phân ngành Than trong tương lai.
Những thách thức này, đòi hỏi các thành viên trong ngành Năng lượng Việt Nam phải nỗ lực hết mình, lao động sáng tạo, tích cực đổi mới và vận dụng quy luật của nền kinh tế trị trường, tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, phát huy vai trò của Hiệp hội VEA trong sự nghiệp phát triển mới.
Kính gửi: Quý Lãnh đạo Doanh nghiệp, Tổ chức
Phát huy đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo, Hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh, Ứng dụng Khoa học Công nghệ của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Tổ chức Hội thảo quốc tế với Chủ đề: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC) thực hiện.
Năng lượng Sinh khối là dạng năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nên được nhiều nước quan tâm đầu tư phát triển góp phần giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường An ninh Năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp, Lâm Ngư nghiệp, Công nghiệp và chuyển hóa Năng lượng. Hội thảo sẽ ra mắt cuốn cẩm nang “Năng lượng sinh khối Việt Nam – Khoa học và Thực tiễn” xác định tiềm năng trữ lượng, công nghệ sử dụng sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác, tính kinh tế và lợi ích, các cơ chế chính sách, các nguồn vốn hỗ trợ liên quan đến đầu tư phát triển Năng lượng Sinh khối ở Việt Nam. Bên cạnh đó cuốn cẩm nang cũng giới thiệu các chuyên gia đầu ngành, các công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp và đơn vị tích cực trong công cuộc hỗ trợ phát triển sinh khối Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để các Công ty/ Doanh nghiệp gặp gỡ quảng bá sản phẩm và thành tựu của mình với các Tổ chức, Tập đoàn, các khối Doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ đến từ trong nước và quốc tế.
Ban tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm quý báu và sự hợp tác, đồng hành, ủng hộ của Quý vị. Sự ủng hộ, đóng góp của Quý vị có ý nghĩa to lớn, góp phần đem lại thành công chung của hội thảo. Về phía mình chắc chắn Quý vị sẽ nhận được quyền lợi tương ứng trong việc quảng bá tại Hội thảo này (xin vui lòng xem quyền lợi và các mức tài trợ đi kèm).
Thông tin liên hệ: Trung tâm Hỗ trợ phát triển Năng lượng Việt Nam – Cơ quan Thường trực Ban tổ chức Hội thảo.
Địa chỉ: P404 Tòa nhà Seaprodex, số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội; Email: vesc.dgg@gmail.com; Điện thoại: (+84-4) 667.555.73/ 666.322.99 * Fax: (+84-4) 32.115.415 * Hotline: 0925.573.573 / 0966757733 (Ms Thuy, Ms Thu).
*Mọi đóng góp, tài trợ Hội thảo xin chuyển vào tài khoản: 0581100333999 Ngân hàng MB chi nhánh Đống Đa – Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam.
Trân trọng!
Quý vị có thể xem thêm: Quyền lợi nhà tài trợ
Các bài viết liên quan đến Sự kiện
Tên hội thảo: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam”
I. Nội dung viết bài
Phần 1: Tiềm năng trữ lượng các nguồn Năng lượng Sinh khối Việt Nam;
Phần 2: Công nghệ sử dụng Năng lượng Sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác;
Phần 3: Các Chính sách hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 4: Tính kinh tế và lợi ích phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 5: Kinh nghiệm một số dự án Năng lượng Sinh khối đã triển khai ở Việt Nam và trên thế giới.
II. Hình thức và thời gian gửi bài tham luận
– Bài viết: Được trình bày bằng tiếng Việt + tiếng Anh (nếu có), được đánh máy trên khổ A4; Kiểu chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ 14, cuối bài viết cần ghi rõ thông tin về tác giả (Họ tên tác giả, học hàm, học vị, chức danh cơ quan công tác, email, số điện thoại liên hệ).
Tài liệu tham khảo được đánh số đặt trong ngoặc theo tiêu chí: Tên của tác giả, Năm xuất bản, Tên bài báo, Tên tạp chí/sách và các văn bản khác liên quan (chi tiết như bản định dạng đính kèm).
– Bài viết được lựa chọn, biên soạn thông qua được in trong Cẩm nang Hội thảo Khoa học.
– Thời hạn gửi bài: Bài viết được đánh máy (có chữ ký của tác giả) và file điện tử kèm theo gửi về Ban tổ chức trước ngày 15 tháng 5 năm 2016.
– Địa chỉ gửi bài: Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC); ĐC: P404 Tòa nhà Seaprodex, số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội; Email:vesc.dgg@gmail.com;
Điện thoại: 04 667.555.73 (Ms.Hoài Thu) hoặc 0925.573.573 (Ms.Thanh Thúy)
Kính mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của Quý cơ quan và Quý vị.
Trân trọng ./.
Một số gợi ý viết bài Hội thảo Năng lượng Sinh khối (NLSK)
I. Đánh giá tài nguyên NLSK (phần viết bài dành cho các Cơ quan Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành, các Viện, các Chuyên gia, Nhà Khoa học có liên quan…)
– Các nguồn tài nguyên Sinh khối
– Quy mô mỗi nguồn: (tấn, m3 – Volumetric)
+ Dự báo hiện tại + Dự báo tương lai: 2030 – 2050
– Phân bố địa lý mỗi nguồn
– Khả năng đảm bảo cung cấp
– Khả năng tiếp cận, công nghệ khai thác, chi phí khai thác…Giá?
1. Nông nghiệp
– Phế thải trồng trọt
– Chất thải chăn nuôi
2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng Việt Nam chiếm 3/4 một tiềm năng khổng lồ
– Cành ngọn, cây làm củi, thân thực vật…
– Phế thải từ nhà máy chế biến gỗ (mùn, vỏ bào, dăm bào…)
– Phế thải từ nhà máy chế biến giấy, bã mía, các nhà máy đường….
– Rừng trồng khai thác phục vụ sản xuất chế biến Công nghiệp (Bạch đàn, tre, nứa, cọ dầu…
– Lignoxenluloza
3. Biển
– Các loại tảo: rong, rêu…
II. Tiềm năng các chủng vi sinh bản địa để chuyển đổi NLSK
(Phần viết bài dành cho các Cơ quan Nhà nước; các Bộ, Ban, Ngành, các Viện, các Chuyên gia, Nhà Khoa học có liên quan…)
1. Các chủng vi sinh bản địa có thể sử dụng cho chuyển đổi NLSK;
2. Hiệu quả sử dụng mỗi chủng loại; Điều kiện nuôi cấy; Chi phí đầu tư – Giá cả;
3. Khả năng đảm bảo cung cấp;
4. Khả năng tiếp cận (Các nhà cung cấp, điều kiện nuôi cấy, chi phí đầu tư – Giá cả…)
III. Các chính sách Hỗ trợ phát triển NLSK
(Phần viết bài dành cho các Cơ quan Nhà nước; các Bộ, Ban, Ngành, các Viện, các Chuyên gia, Nhà Khoa học có liên quan….các Tổ chức trong nước và Quốc tế…)
Mục tiêu:
Đưa ra nhìn nhận tổng quát giúp các nhà đầu tư tiềm năng biết rõ có thể nhận được hỗ trợ gì, từ đâu và khả năng, cách thức tiếp cận các nguồn hỗ trợ về vốn, công nghệ, đất đai, chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính từ Trung ương đến các địa phương.
Nội dung:
+ Các cơ chế chính sách hỗ trợ hiện thời, cách thức tiếp cận.
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chính sách hỗ trợ
+ Các điểm mới, sự phát triển mới trong cơ chế, chính sách
IV. Tính kinh tế và lợi ích của phát triển NLSK
(Phần viết bài dành cho các Cơ quan Nhà nước; các Bộ, Ban, Ngành, các Viện, các Chuyên gia, Nhà Khoa học có liên quan… các Tổ chức trong nước và Quốc tế, các khối Doanh nghiệp …)
Cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng: Điều kiện địa chiến tiềm năng kinh tế, tình hình đầu tư và phát triển thị trường Sinh khối trên thế giới và trong nước. Nhu cầu sử dụng NLSK ở trong nước và trên thế giới. Lợi ích, tầm quan trọng, khả năng phát triển của NLSK ở Việt Nam cho sản xuất điện năng, xuất khẩu.
V. Kinh nghiệm một số dự án NLSK đã triển khai ở Việt Nam
(Phần viết bài dành cho các Cơ quan Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành, các Viện, các Chuyên gia, Nhà Khoa học phần có liên quan… các Tổ chức trong nước và Quốc tế, các khối Doanh nghiệp…)
Mục tiêu:
Phân tích các dự án NLSK trong và ngoài nước đã thành công hoặc thất bại để: Làm rõ những vướng mắc cần tháo gỡ cho nhà đầu tư trong lĩnh vực NLSK. Giúp nhà đầu tư xây dựng quy trình triển khai, thực hiện đầu tư một dự án NLSK
Nội dung:
+ Giới thiệu doanh nghiệp/dự án cụ thể
+ Giới thiệu về Dự án: Nguồn NLSK sử dụng; quy mô công suất; địa điểm lựa chọn…
+ Giới thiệu quá trình thực hiện đầu tư. Những khó khăn vướng mắc đã gặp, những rào cản….
+ Đánh giá về dự án: thành công / thất bại. Nguyên nhân thành công / thất bại
+ Đề xuất và kiến nghị cho cơ quan Nhà nước
*Chỉ đạo thực hiện: Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, các địa phương có kế hoạch cụ thể khai thác sử dụng tài nguyên.
Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Năng lượng Việt Nam cảm ơn bạn đã quan tâm và đăng ký tham dự hội thảo quốc tế Căn cứ Khoa học Hỗ trợ Phát triển Biomass Việt Nam.
Bạn có thể điền thông tin theo đường link sau: http://goo.gl/forms/h62ZGdOAI7
Hoặc vui lòng điền thông tin theo các câu hỏi dưới đây để đăng ký tham dự hội thảo.
Họ và tên:*
I. Mục đích
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Năng lượng Tái tạo, hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh và Ứng dụng Khoa học Công nghệ trong các Quyết định: số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015; số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014; số 575/QĐ-TTG ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam”
Phổ biến thông tin tuyên truyền việc khai thác sử dụng tốt nguồn năng lượng sinh khối trong cả nước sẽ mang lại cho nền kinh tế hiệu quả rất lớn , phục vụ cho xã hội và đất nước hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững góp phần giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường An ninh Năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống thúc đẩy sự phát triển Ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp và chuyển hóa năng lượng nhằm hướng tới “Năng lượng Xanh – Sạch – Bền vững.
Căn cứ khoa học và thực tiễn xác định tiềm năng, trữ lượng, các công nghệ sử dụng Sinh khối cho việc phát điện và các lĩnh vực khác; cơ chế chính sách; các nguồn vốn hỗ trợ liên quan đến đầu tư phát triển Năng lượng Sinh khối ở Việt Nam.
Qua hội thảo những ý kiến, đóng góp sẽ được tổng hợp phục vụ trong công tác nghiên cứu, phản biện, kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan Đảng Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam.
II. Giới thiệu
Năng lượng Sinh khối là dạng năng lượng Tái tạo, Sinh khối hay còn gọi là Biomass, là vật liệu hữu cơ dạng thô, là dạng vật liệu sinh học từ sự sống hay là sinh vật sống.
Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm chất thải đời sống con người, như chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn, nước uống, bùn/ nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia hữu cơ, công nghiệp (industrial by-product) và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt…
Mục đích sử dụng đốt rác… Phát điện, tạo nhiệt, tạo khí, tạo xăng, dầu sinh học, hơi nước, phân bón, chất đốt…
- Sinh Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu Sinh khốiNhiên liệu sinh học gồm 3 dạng:
- Nhiên liệu lỏng
- Xăng sinh học (gasohol) gồm: bio – methanol, ethanol, butanol
- Diesel sinh học (biodiesel)
- Ethanol (hoặc là cồn ethyl), ethanol cellulose
- Khí sinh học (biogas)
- Nhiên liệu rắn
- Nhiên liệu sinh học được phân thành các nhóm
- Từ các cây trồng: mía, củ cải, ngũ cốc, , cây sắn, dầu mỡ thực vật…
- Từ các cây trồng công nghiệp, cây jatropha curcas (cây mộc rào hay cây dầu mè, cỏ swichgrass, cây halophyte); phế thải công nghiệp, phế thải trong đô thị, phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ ví dụ: phế thải lâm nghiệp (rơm rạ, chấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn…) – Chăn nuôi: (phân súc vật, bùn cống rãnh…) – Sinh hoạt: (dầu, mỡ thải…)
- Từ tảo biển sản xuất ra Diesel sinh học theo nghiên cứu lớn gấp 10 so với sản xuất từ đậu tương.
- Chuyển hóa trong Sinh khối gồm:
- Chuyển đổi nhiệt hóa (thermochemical) bao gồm đốt nhiêt (combustion), khí hóa và nhiệt phân.
- Chuyển đổi sinh hóa (biochemical) bao gồm phân hủy yếm khí, kỵ khí (hỗn hợp Metha và CO2), lên men (ethanol) và bằng quá trình cơ học cho sản xuất diesl sinh học và sản phẩm glycerin.
- Sinh khối từ các phế thải nông nghiệp chuyển hóa công nghệ vi sinh sử dụng chế phẩm sinh học fito-biomix RR thành phân bón hữu cơ.
- Sử dụng Sinh khối để tạo ra năng lượng có tác động tích cực đến môi trường. Đây là nguồn năng lượng hấp dẫn có sản lượng bậc cao, đáp ứng phần quan trọng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam bởi các lý do:
- Tốc độ trồng cây thay thế, các chất thải, bổ sung nhanh hơn nhiều so với tốc độ bổ sung của năng lượng hóa thạch vốn đòi hỏi hàng triệu năm,
- Phân bố đồng đều hơn trên bề mặt Trái đất (hơn các nhiên liệu hóa thạch)
- Tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc lập.
- Giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện tình hình thay đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
Giúp nông dân địa phương trong lúc gặp khó khăn và tạo việc làm tại các vùng nông thôn hiện nay.
III. Nội dung
Phần 1: Tiềm năng trữ lượng các nguồn Năng lượng Sinh khối Việt Nam;
Phần 2: Công nghệ sử dụng Năng lượng Sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác;
Phần 3: Chính sách Hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 4: Tính kinh tế và lợi ích của phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 5: Kinh nghiệm một số dự án Năng lượng Sinh khối đã triển khai ở Việt Nam.
III. Thời gian – địa điểm
1. Thời gian dự kiến: Ngày 26 tháng 8 năm 2016
2. Địa điểm: Tại Hà Nội
IV. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ trì
- Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam
2. Cơ quan mời phối hợp chủ trì
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Công Thương
- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
- Bộ Khoa Học & Công Nghệ
- Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
- Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn
3. Cơ quan thực hiện
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC)
V. Thành phần tham dự
1. Đại biểu khách mời (Đại diện)
- Bí thư Thành ủy Hà Nội
- Ban Kinh tế Trung ương
- Văn phòng Chủ tịch Nước
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ liên quan, các Vụ, Cục chức năng
- UBND thành phố Hà Nội và các Phòng Ban Sở
- Hội Nông dân Việt Nam
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam
- Các Tổ chức, Cơ quan, Đơn vị liên quan đến Năng lượng
- Các Thành viên VEA
- Các Chuyên gia, các Nhà Khoa học
- Các Cơ quan Báo chí
- Đại diện các Tổ chức Quốc tế về Năng lượng tại Việt Nam
- Các khối Doanh nghiệp trong và ngoài nước
2. Bảo trợ truyền thông
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Truyền hình Hà Nội
- Báo Công Thương
- Báo Tài nguyên & Môi trường
- Báo Nông thôn Ngày nay
- Tạp chí Năng lượng Việt Nam VEA