Kính gửi: Quý Lãnh đạo Doanh nghiệp, Tổ chức
Phát huy đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo, Hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh, Ứng dụng Khoa học Công nghệ của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Tổ chức Hội thảo quốc tế với Chủ đề: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC) thực hiện.
Năng lượng Sinh khối là dạng năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nên được nhiều nước quan tâm đầu tư phát triển góp phần giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường An ninh Năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp, Lâm Ngư nghiệp, Công nghiệp và chuyển hóa Năng lượng. Hội thảo sẽ ra mắt cuốn cẩm nang “Năng lượng sinh khối Việt Nam – Khoa học và Thực tiễn” xác định tiềm năng trữ lượng, công nghệ sử dụng sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác, tính kinh tế và lợi ích, các cơ chế chính sách, các nguồn vốn hỗ trợ liên quan đến đầu tư phát triển Năng lượng Sinh khối ở Việt Nam. Bên cạnh đó cuốn cẩm nang cũng giới thiệu các chuyên gia đầu ngành, các công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp và đơn vị tích cực trong công cuộc hỗ trợ phát triển sinh khối Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để các Công ty/ Doanh nghiệp gặp gỡ quảng bá sản phẩm và thành tựu của mình với các Tổ chức, Tập đoàn, các khối Doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ đến từ trong nước và quốc tế.
Ban tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm quý báu và sự hợp tác, đồng hành, ủng hộ của Quý vị. Sự ủng hộ, đóng góp của Quý vị có ý nghĩa to lớn, góp phần đem lại thành công chung của hội thảo. Về phía mình chắc chắn Quý vị sẽ nhận được quyền lợi tương ứng trong việc quảng bá tại Hội thảo này (xin vui lòng xem quyền lợi và các mức tài trợ đi kèm).
Thông tin liên hệ: Trung tâm Hỗ trợ phát triển Năng lượng Việt Nam – Cơ quan Thường trực Ban tổ chức Hội thảo.
Địa chỉ: P404 Tòa nhà Seaprodex, số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội; Email: vesc.dgg@gmail.com; Điện thoại: (+84-4) 667.555.73/ 666.322.99 * Fax: (+84-4) 32.115.415 * Hotline: 0925.573.573 / 0966757733 (Ms Thuy, Ms Thu).
*Mọi đóng góp, tài trợ Hội thảo xin chuyển vào tài khoản: 0581100333999 Ngân hàng MB chi nhánh Đống Đa – Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam.
Trân trọng!
Quý vị có thể xem thêm: Quyền lợi nhà tài trợ
Các bài viết liên quan đến Sự kiện
Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Năng lượng Việt Nam cảm ơn bạn đã quan tâm và đăng ký tham dự hội thảo quốc tế Căn cứ Khoa học Hỗ trợ Phát triển Biomass Việt Nam.
Bạn có thể điền thông tin theo đường link sau: http://goo.gl/forms/h62ZGdOAI7
Hoặc vui lòng điền thông tin theo các câu hỏi dưới đây để đăng ký tham dự hội thảo.
Họ và tên:*
I. Mục đích
Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Năng lượng Tái tạo, hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh và Ứng dụng Khoa học Công nghệ trong các Quyết định: số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015; số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014; số 575/QĐ-TTG ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Căn cứ Khoa học, Thực tiễn – Chính sách Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam”
Phổ biến thông tin tuyên truyền việc khai thác sử dụng tốt nguồn năng lượng sinh khối trong cả nước sẽ mang lại cho nền kinh tế hiệu quả rất lớn , phục vụ cho xã hội và đất nước hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững góp phần giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường An ninh Năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống thúc đẩy sự phát triển Ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp và chuyển hóa năng lượng nhằm hướng tới “Năng lượng Xanh – Sạch – Bền vững.
Căn cứ khoa học và thực tiễn xác định tiềm năng, trữ lượng, các công nghệ sử dụng Sinh khối cho việc phát điện và các lĩnh vực khác; cơ chế chính sách; các nguồn vốn hỗ trợ liên quan đến đầu tư phát triển Năng lượng Sinh khối ở Việt Nam.
Qua hội thảo những ý kiến, đóng góp sẽ được tổng hợp phục vụ trong công tác nghiên cứu, phản biện, kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan Đảng Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối Việt Nam.
II. Giới thiệu
Năng lượng Sinh khối là dạng năng lượng Tái tạo, Sinh khối hay còn gọi là Biomass, là vật liệu hữu cơ dạng thô, là dạng vật liệu sinh học từ sự sống hay là sinh vật sống.
Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm chất thải đời sống con người, như chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn, nước uống, bùn/ nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia hữu cơ, công nghiệp (industrial by-product) và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt…
Mục đích sử dụng đốt rác… Phát điện, tạo nhiệt, tạo khí, tạo xăng, dầu sinh học, hơi nước, phân bón, chất đốt…
- Sinh Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu Sinh khốiNhiên liệu sinh học gồm 3 dạng:
- Nhiên liệu lỏng
- Xăng sinh học (gasohol) gồm: bio – methanol, ethanol, butanol
- Diesel sinh học (biodiesel)
- Ethanol (hoặc là cồn ethyl), ethanol cellulose
- Khí sinh học (biogas)
- Nhiên liệu rắn
- Nhiên liệu sinh học được phân thành các nhóm
- Từ các cây trồng: mía, củ cải, ngũ cốc, , cây sắn, dầu mỡ thực vật…
- Từ các cây trồng công nghiệp, cây jatropha curcas (cây mộc rào hay cây dầu mè, cỏ swichgrass, cây halophyte); phế thải công nghiệp, phế thải trong đô thị, phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ ví dụ: phế thải lâm nghiệp (rơm rạ, chấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa, gỗ vụn…) – Chăn nuôi: (phân súc vật, bùn cống rãnh…) – Sinh hoạt: (dầu, mỡ thải…)
- Từ tảo biển sản xuất ra Diesel sinh học theo nghiên cứu lớn gấp 10 so với sản xuất từ đậu tương.
- Chuyển hóa trong Sinh khối gồm:
- Chuyển đổi nhiệt hóa (thermochemical) bao gồm đốt nhiêt (combustion), khí hóa và nhiệt phân.
- Chuyển đổi sinh hóa (biochemical) bao gồm phân hủy yếm khí, kỵ khí (hỗn hợp Metha và CO2), lên men (ethanol) và bằng quá trình cơ học cho sản xuất diesl sinh học và sản phẩm glycerin.
- Sinh khối từ các phế thải nông nghiệp chuyển hóa công nghệ vi sinh sử dụng chế phẩm sinh học fito-biomix RR thành phân bón hữu cơ.
- Sử dụng Sinh khối để tạo ra năng lượng có tác động tích cực đến môi trường. Đây là nguồn năng lượng hấp dẫn có sản lượng bậc cao, đáp ứng phần quan trọng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam bởi các lý do:
- Tốc độ trồng cây thay thế, các chất thải, bổ sung nhanh hơn nhiều so với tốc độ bổ sung của năng lượng hóa thạch vốn đòi hỏi hàng triệu năm,
- Phân bố đồng đều hơn trên bề mặt Trái đất (hơn các nhiên liệu hóa thạch)
- Tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc lập.
- Giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện tình hình thay đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
Giúp nông dân địa phương trong lúc gặp khó khăn và tạo việc làm tại các vùng nông thôn hiện nay.
III. Nội dung
Phần 1: Tiềm năng trữ lượng các nguồn Năng lượng Sinh khối Việt Nam;
Phần 2: Công nghệ sử dụng Năng lượng Sinh khối cho phát điện và các lĩnh vực khác;
Phần 3: Chính sách Hỗ trợ phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 4: Tính kinh tế và lợi ích của phát triển Năng lượng Sinh khối;
Phần 5: Kinh nghiệm một số dự án Năng lượng Sinh khối đã triển khai ở Việt Nam.
III. Thời gian – địa điểm
1. Thời gian dự kiến: Ngày 26 tháng 8 năm 2016
2. Địa điểm: Tại Hà Nội
IV. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ trì
- Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam
2. Cơ quan mời phối hợp chủ trì
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Công Thương
- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
- Bộ Khoa Học & Công Nghệ
- Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
- Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn
3. Cơ quan thực hiện
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển Năng lượng Việt Nam (VESC)
V. Thành phần tham dự
1. Đại biểu khách mời (Đại diện)
- Bí thư Thành ủy Hà Nội
- Ban Kinh tế Trung ương
- Văn phòng Chủ tịch Nước
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ liên quan, các Vụ, Cục chức năng
- UBND thành phố Hà Nội và các Phòng Ban Sở
- Hội Nông dân Việt Nam
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam
- Các Tổ chức, Cơ quan, Đơn vị liên quan đến Năng lượng
- Các Thành viên VEA
- Các Chuyên gia, các Nhà Khoa học
- Các Cơ quan Báo chí
- Đại diện các Tổ chức Quốc tế về Năng lượng tại Việt Nam
- Các khối Doanh nghiệp trong và ngoài nước
2. Bảo trợ truyền thông
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Truyền hình Hà Nội
- Báo Công Thương
- Báo Tài nguyên & Môi trường
- Báo Nông thôn Ngày nay
- Tạp chí Năng lượng Việt Nam VEA
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Tài Nguyên Nước Và Môi Trường Đông Nam Á
Tên tiếng Anh:Institute of Water Resources and Environment in Southeast Asia
Địa chỉ: P2101 – Nhà M3-M4 – Dãy B – Số 91 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Điện thoại: +84462752581
Fax : +84462752581
2.Chức năng, nhiệm vụ :
1.Tôn chỉ mục đích:
– Tập hợp các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực về Nông nghiệp, Thủy lợi, Đào tạo… hiện đã nghỉ hưu. Viện có đội ngũ cán bộ, viên chức, cộng tác viên bao gồm 33 Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân làm việc chính nhiệm và kiêm nhiệm.
– Viện là đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, có tài khoản tại Ngân hàng quốc doanh VPBank – chi nhánh Thăng Long – Hà Nội
2.Chức năng, nhiệm vụ:
+ Chức năng:
Tập hợp các nhà khoa học, các nhà chuyên môn có tâm huyết, kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; tư vấn, chuyển giao công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên nước, xử lý ô nhiễm, phát triển bền vững môi trường sinh thái vào thực tế; triển khai các hoạt động hỗ trợ và đào tạo nâng cao năng lực, phát triển cộng đồng góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Nhiệm vụ :
– Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu và triển khai các chương trình, dự án, đề tài thuộc lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường: quản lý, khai thác, giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ các nguồn nước, môi trường sinh thái; mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên nước và cuộc sống; ứng dụng các công nghệ trong việc xây dựng và quản lý, khai thác các công trình: thuỷ lợi, thuỷ điện, xử lý nước, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước cho nông nghiệp, nông thôn và trong đời sống.
– Đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, sử dụng tài nguyên nước, xử lý môi trường.
– Thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ: tư vấn, thẩm định và đánh giá các dự án, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, sử dụng, khai thác tài nguyên nước và đánh giá tác động môi trường; các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực trên, tuyên truyền phổ biến kiến thức, hội nghị, hội thảo. Sản xuất và kinh doanh các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực trên trong đời sống.
– Liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tiến hành các nhiệm vụ của Viện trong khuôn khổ quy định của pháp luật và của Liên hiệp hội Việt Nam.
3.Lĩnh vực hoạt động:
– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
– Môi trường, thủy lợi, thủy điện
– Các dự án thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy lợi
– Tư vấn, phản biện
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Sở Hữu Trí Tuệ
Tên tiếng Anh: Institute of Intellectual Property
Địa chỉ:Phòng 308 – 310, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Website : http://www.vipa.com.vn/
- Điện thoại: +84422427298
2.Chức năng, nhiệm vụ :
– Nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và thông tin tư liệu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo hộ, thực thi và nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ và liên quan đến hội nhập và phát triển.
– Tổ chức đào tạo, truyền bá tri thức về sở hữu trí tuệ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn giữa các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, các thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ.
– Thực hiện các hoạt động tư vấn, giám định, phản biện xã hội; tổ chức dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, các kết quả nghiên cứu về sở hữu trí tuệ theo quy định của Nhà nước.
– Phát triển hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ theo quy định của Nhà nước.
+ Lĩnh vực hoạt động hiện tại :
– Nghiên cứu
– Giáo dục, đào tạo
– Tư vấn
+ Sở trường và thế mạnh:
-Nghiên cứu khoa học, triển khai và ứng dụng công nghệ
-Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
-Tư vấn, phản biện xã hội
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Quản Trị Doanh Nghiệp
Tên tiếng Anh: Institute of Corporate Governance
Địa chỉ: 18A1, Khu Sở Giáo dục, Ngõ 106, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84438346737
Fax : +84437623520
2.Chức năng, nhiệm vụ :
1.Tôn chỉ, mục đích:
Là tổ chức phi chính phủ, tự chủ về tài chính và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn tài chính của Viện dựa trên cơ sở hợp tác giữa Viện với các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn, thông tin; sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.
2.Chức năng, nhiệm vụ:
– Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị doanh nghiệp trong nước và nước ngoài góp phần hình thành triết lý và phong cách kinh doanh Việt Nam.
– Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản trị doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. – Tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về tổ chức, quản trị kinh doanh, tìm kiếm thị trường, hợp tác kinh doanh, liên doanh giữa các doanh nghiệp.
– Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về các vấn đề có liên quan đến quản trị kinh doanh. Tập hợp và phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của các doanh nghiệp đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
– Thông tin, xuất bản các ấn phẩm về quản trị kinh doanh, thị trường, khoa học và công nghệ, chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam.
3.Lĩnh vực hoạt động hiện tại:
– Giáo dục, đào tạo, dạy nghề
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Phát Triển Trí Thức Kinh Doanh Và Công Nghệ
Tên tiếng Anh: Intellectual Development Institute of Business And Technology
Địa chỉ: 47 – Lý Thường Kiệt – Hà Nội
Điện thoại: +84439364555
2.Chức năng, nhiệm vụ :
1.Tôn chỉ, mục đích :
– Nghiên cứu và xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ.
2.Chức năng, nhiệm vụ :
– Liên kết và đào tạo cao học, văn bằng II, tại chức
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Nghiên Cứu Và Đạo Tào Về Quản Lý
Tên tiếng Anh: Institute of Research and Training on Management
Địa chỉ: 126/68 Khu tập thể Bộ tư lệnh Lăng X2 – Phan Kế Bính – Cống Vị -Quận Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: +8447624464
Fax : +8447624465
2.Chức năng, nhiệm vụ :
+ Chức năng :
– Huy động các nhà khoa học, các nhà tổ chức, quản lý tham gia vào hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý và các vấn đề phát triển; đào tạo, phổ biến pháp luật, chuyển giao tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức, quản lý nhằm nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ :
– Nghiên cứu và ứng dụng các lý thuyết và mô hình tổ chức, các học thuyết quản lý hiện đại, các vấn đề phát triển vào các lĩnh vực khác nhau phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
– Chuyển giao tri thức, phổ biến pháp luật và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực tổ chức, quản lý, hành chính, hội nhập, đầu tư, đấu thầu, chứng khoán, tài chính, kế toán, tin học và ngoại ngữ.
– Dịch vụ tư vấn về tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin trên các lĩnh vực, đại diện phát hành sách cho các nhà xuất bản.
2.Lĩnh vực hoạt động :
– Nghiên cứu, đào tạo, tư vấn.
1.Giới thiệu :
Tên chính thức: Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Và Chuyển Giao Công Nghệ Cao
Tên tiếng Anh: Application Research Institute and Advanced Technology Transfer
Địa chỉ: Nhà số 52 – Phố Hoa Bằng – Tổ 15 Yên Hoà – Quận Cầu giấy – Hà Nội
Điện thoại: +8448341838
2.Chức năng, nhiệm vụ :
1.Chức năng :
Tập hợp các nhà khoa học và công nghệ, giáo dục, doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng, tư vấn, đào tạo và phổ biến kiến thức trong lĩnh vực công nghệ cao.
2.Nhiệm vụ :
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất các loại hình linh kiện, vật liệu đặc chủng công nghệ cao, thiết yếu đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Sản xuất và thử nghiệm các loại linh kiện, vật liệu đặc chủng công nghệ cao.
– Chuyển giao công nghệ sản xuất các vật liệu, linh kiện đặc chủng công nghệ cao.
– Hợp tác quốc tế, xuất khẩu công nghệ và sản phẩm đặc chủng công nghệ cao.
– Thực hiện dịch vụ khoa học công nghệ: tư vấn, đào tạo, hội thảo, hội chợ, triển lãm.
3.Tôn chỉ mục đích:
Là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận nhằm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cao là chính, đồng thời kết hợp nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội và nhân văn.
4.Lĩnh vực hoạt động hiện tại
– Khoa học tự nhiên và chuyển giao công nghệ